Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Công đoàn

  • PDF.

CongdoanBV

 

quicheCD

Để tăng cường trách nhiệm về mối quan hệ công tác giữa Chính quyền và Công đoàn trong bệnh viện, theo quyết định số 1244/ BYT- QĐ của Bộ Y tế ban hành ngày 02/8/ 1999, sau khi thảo luận trong Ban lãnh đạo bệnh viện thống nhất xây dựng qui chế mối quan hệ giữa Chính quyền và Công đoàn như sau:

A. NGUYÊN TẮC CHUNG:

    1. Mối quan hệ giữa Chính quyền và Công đoàn dựa trên cơ sở Công đoàn là tổ chức chính trị của Công nhân và người lao động, chức năng của Công đoàn là chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, tổ chức động viên các thành viên thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

    2. Thủ trưởng đơn vị khi thực hiện chức năng quản lý có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động đều phải có sự tham gia góp ý của Công đoàn cơ sở.

    B. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ :

      I. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG BỆNH VIỆN :

      1. Mời Công đoàn tham gia ý kiến khi Chính quyền dự thảo chỉ tiêu kế hoạch công tác hằng năm.

      2. Công đoàn  phối hợp với chính quyền khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên trong bệnh viện. Ban Giám đốc Bệnh viện cùng Thường vụ Công đoàn cơ sở có trách nhiệm chuẩn bị nội dung tổ chức Hội nghị CBCC hằng năm theo đúng qui định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt nam, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị Quyết Hội nghị.

      3. Công đoàn cùng chính quyền giám sát việc thực hiện dân chủ, công khai trong công tác quản lý lao động, trong những công việc có liên quan đến nghĩa vụ của người lao động trong việc đề bạt Cán bộ quản lý.

      4. Ban Giám đốc và Thường vụ Công đoàn chịu trách nhiệm trả lời những thắc mắc, kiến nghị, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của các thành viên theo qui định của pháp luật và Bệnh viện đề ra.

      II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA:

      1. Ban Giám đốc phối hợp với BCH Công đoàn tổ chức phát động, chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị, đề ra mục tiêu, nội dung thi đua và chế độ khen thưởng. BCH Công đoàn có trách nhiệm động viên, theo dõi, kiểm tra, phát hiện cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. Tổ chức Hội nghị chuyên đề trao đổi kinh nghiệm. 

      2. Đơn vị thành lập Hội đồng thi đua, trong đó Giám Đốc là chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Công đoàn cơ sở là Phó chủ tịch hội đồng.

      III. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG  HỢP PHÁP, CHĂM LO ĐỜI SỐNG VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG:

      1. Chính quyền phối hợp với Công đoàn phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước, của ngành để CB-VC thực hiện và giám sát việc thực hiện .

      2.Công đoàn cử đại diện tham gia vào các Hội đồng của đơn vị như: Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng lương, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng thi đua… Khi bàn bạc những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của lao động nữ thì phải mời đại diện của Ban nữ công của Công đoàn cơ sở tham dự .

      3. Khi có những vấn đề không nhất trí giữa Chính quyền và Công đoàn, cả 2 bên đều có trách nhiệm báo bằng văn bản lên cấp trên trực tiếp của mình để nghiên cứu và giải quyết. Nếu cấp trên giải quyết mà 2 bên vẫn không nhất trí thì Thủ trưởng cơ quan quyết định và chịu trách nhiệm theo qui định điều 12 của Luật Công đoàn và phải báo cáo lên lãnh đạo chính quyền, Công đoàn trực tiếp .

      4.Công đoàn cùng Ban Giám đốc tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động: Hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, BHXH, sử dụng quỹ phúc lợi và các chế độ chính sách khác có liên quan đến lợi ích chính đáng hợp pháp của viên chức và người lao động, việc kiểm tra phải đúng qui định pháp luật .

      5. Ban Giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động, BCH Công đoàn cơ sở chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo qui định của pháp lệnh thanh tra .

      6. Công đoàn cùng chính quyền tổ chức, động viên các thành viên tiếp tục tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với pháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động, cải thiện đời sống .

      7. BCH Công đoàn cơ sở tham gia với chính quyền trong việc quản lý và sử dụng hợp lý quỹ phúc lợi tập thể của đơn vị .

      IV. XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA ĐOÀN VIÊN VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ :

      1. Ban Giám đốc cần tham khảo ý kiến của thường vụ Công đoàn cơ sở:

      Khi thay đổi công tác của cán bộ Công đoàn từ Tổ Công đoàn trở lên.

      V. BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN :

      1. Ban Giám đốc tạo điều kiện bố trí văn phòng, phương tiện làm việc, đi lại, hỗ trợ công tác phong trào cho công đoàn hoạt động.

      - BCH Công đoàn có trách nhiệm nộp kinh phí Công đoàn theo Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam.

      2.Các ủy viên BCH Công đoàn cơ sở, ủy viên ban kiểm tra Công đoàn khi được công đoàn cấp trên triệu tập đi họp, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đại hội v.v.. được chính quyền  tạo điều kiện phương tiện đi lại và thanh toán công tác phí theo qui định hiện  hành.

      3. Ban Giám đốc cần tạo điều kiện về thời gian cho Cán bộ Công đoàn hoạt động công tác Công đoàn.

      VI.  LỀ LỐI LÀM VIỆC:

      1. Ban Giám đốc được mời và có trách nhiệm tham dự hội nghị định kỳ của BCH công đoàn cơ sở để đóng góp ý kiến xây dựng chương trình hành động của công đoàn và kế hạch hoạt động giữa chính quyền và công đoàn.

      - Hội nghị liên tịch giữa Ban Giám đốc và Ban thường vụ công đoàn cơ sở được tổ chức theo định kỳ 3 tháng một lần do chủ tịch Công đoàn chuẩn bị .

      2. Các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước của ngành khi nhận được, Ban Giám đốc sao gởi công văn cho Công đoàn cơ sở biết, để theo dõi giám sát, phối hợp hoạt động của chính quyền trong đơn vị .

      C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH :

      1. Ban Giám đốc cùng BCH công đoàn tổ chức thực hiện nghiêm túc qui chế này. Hằng năm tổ chức kiểm điểm việc thực hiện Qui chế trong Hội nghị công chức của đơn vị .

      2. Ban Giám đốc phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở thường xuyên đôn đốc, giám sát việc thực hiện Qui chế và có quyền kiến nghị, xử lý những đơn vị, cá nhân làm trái hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm của người lao động và đoàn viên công đoàn được pháp luật qui định.

      3. Qui chế này được thực hiện từ ngày ký, các qui chế, qui định trước đây đều không có giá trị./.
      kytenCD
       
       
       

      Bài đã đăng năm 2014:

      Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 6 2014 09:46

      You are here Tổ chức Công đoàn